Có thể nói, mụn cám luôn là “bài toán cân não” đối với cả phái đẹp và đấng mày râu. Loại mụn này thoạt nhìn thì có vẻ vô hại, không gây đau hay sưng tấy nhưng nếu vô thức cạy, nặn sai cách có thể gây viêm nhiễm, mưng mủ và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, trước khi nắm được cách điều trị mụn cám tận gốc, các chị em nên có hiểu biết tường tận về loại mụn này.
MỤN CÁM – CÁCH TRỊ MỤN CÁM TRIỆT ĐỂ GIÚP “TÁI TẠO VÀ DƯỠNG NHAN ĐỈNH CỦA CHÓP”
MỤN CÁM LÀ GÌ?
Mụn cám là loại mụn với kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 – 2mm, nốt nhỏ như đầu đinh ghim, có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, thường mọc số lượng nhiều, phân bố rải rác hoặc tập trung ở một số khu vực như: Trán, cằm, 2 bên má, chóp mũi và hai bên cánh mũi.
Loại mụn này do bụi bẩn và cặn bã nhờn tích tụ lâu ngày hình thành nên, được lớp da mặt phía trên bao bọc, không bị oxy chuyển thành màu đen.
Mụn cám cũng được coi là một dạng mụn trứng cá, tuy không trực tiếp gây viêm hay sưng tấy nhưng có xu hướng dễ lan rộng và dễ tái phát, có thể hết và lại lên đợt mụn cám mới ngay sau đó.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, mụn cám nếu không điều trị sớm có thể chuyển hóa thành mụn đầu đen cứng đầu, tốn kém chi phí điều trị.
NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN CÁM
Mụn cám hình thành trên da dựa trên sự tác động từ nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài.
Nguyên nhân gây mụn
Yếu tố bên trong:
Do di truyền: Các trường hợp bị mụn cám có tới 50% là do di truyền từ người thân. Loại gen di truyền sẽ quyết định cơ địa da của bạn là gì, có thể là loại da khô hoặc da dầu,…
Do Hormone thay đổi: Một số yếu tố như: Dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, tới kỳ kinh nguyệt,…sẽ khiến hormone thay đổi thất thường. Trong giai đoạn này, Estrogen tăng cao kích thích tuyến bã nhờn hoạt động với công suất cực đại, dẫn đến lượng dầu tiết ra nhiều, dư thừa.
Do tâm lý: Stress, căng thẳng kéo dài hoặc mất ngủ triền miên làm mất cân bằng nội tiết. Lúc này, hormone Cortisol sẽ được kích thích sản sinh để chống lại sự mất cân bằng của cơ thể khiến lượng dầu thừa tiết ra nhiều, gây bít tắc vùng nang lông, tăng nguy cơ hình thành mụn.
Yếu tố bên ngoài
Vi khuẩn tồn đọng trên da: Trong không khí luôn tồn tại tỷ lệ vi khuẩn nhất định, kết hợp thói quen sờ tay lên mặt nặn mụn gây ra các vết thương hở khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong da, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, tăng lượng dầu nhờn trên da, làm tăng nguy cơ hình thành mụn cám.
Không vệ sinh da kỹ càng: Bã nhờn, cặn bẩn trên da không được đào thải hoàn toàn thông qua bước rửa mặt và tẩy trang có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn đầu đen hoặc mụn cám.
Lạm dụng mỹ phẩm: Hóa chất trong mỹ phẩm tiếp xúc với bề mặt da có thể gây bí bách, bít tắc vùng nang lông, là nguyên nhân hình thành mụn khá phổ biến hiện nay.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Mọi hoạt động sống không diễn ra theo đúng nhịp sinh học của cơ thể có thể khiến Hormone bị mất cân bằng, lượng dầu nhờn tăng tiết hơn so với bình thường, làm tăng xác suất hình thành mụn.
Ăn uống thực phẩm dễ gây mụn: Các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích hoặc đồ uống có gas,…khiến gan bị quá tải, làm suy giảm chức năng gan, gây cản trở quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, lâu ngày tích tụ làm phát mụn ra bên ngoài.
Cơ thể thiếu nước: Chức năng ruột bị rối loạn do cơ thể thiếu hụt một lượng nước lớn, độc tố bị ứ đọng và giữ lại trong cơ thể khiến cơ thể phát mụn.
Bộ dụng cụ trang điểm không được vệ sinh thường xuyên: Một số loại bột phấn má hoặc phấn nền sẽ bám lại trên bộ cọ, sau một thời gian tiếp xúc với không khí có thể bị mốc, hỏng. Khi trang điểm, đồng nghĩa với việc bụi bẩn và bụi phấn trang điểm bị hỏng sẽ được thoa lên da, làm tăng nguy cơ bị viêm da, từ đó hình thành mụn.
Cơ chế hình thành mụn
Mụn cám được hình thành bởi 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tuyến bã nhờn bị kích thích khiến chất nhờn tăng tiết bất thường, bề mặt da láng bóng và nhờn dính.
- Giai đoạn 2: Dầu nhờn, tế bào chết cơ học, bụi bẩn tích tụ lâu ngày làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Giai đoạn 3: Khu vực vùng nang lông bị “tập kích” do bụi bẩn, dầu nhờn và tế bào chết, từ đó hình thành mụn cám.
TÁC HẠI CỦA MỤN CÁM TRÊN DA
Mụn cám là loại mụn “nhỏ nhưng có võ”, nếu không được xử lý triệt để từ sớm có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho da mặt.
Phát triển thành các dạng mụn, mủ nghiêm trọng: Khu vực da mặt bị mụn cám có nguy cơ bị viêm nhiễm cao do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến mưng mủ, từ đó hình thành các ổ mụn bọc.
Chuyển hóa thành mụn đầu đen: Mụn cám để lâu ngày sẽ bị oxy hóa và chuyển thành mụn đầu đen, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bị mụn.
Làm rộng lỗ chân lông: Bã nhờn và tế bào chết cơ học tích tụ lâu ngày trên da mặt khiến nhân mụn to dần, làm rộng lỗ chân lông, bụi bẩn sau này sẽ càng dễ ứ đọng lại trên bề mặt da hơn.
Tự ti trong giao tiếp: Tuy không “ lồ lộ” như mụn đinh hay mụn đầu đen nhưng mụn cám cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cả diện mạo và thần thái trên gương mặt, khiến người bị mụn cảm thấy tự ti trong giao tiếp
CÁC CÁCH TRỊ MỤN CÁM TẬN GỐC
Bên cạnh việc che chắn và bảo vệ da thì sự chủ động điều trị triệt để mụn cám là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 3 phương pháp trị mụn cám phổ biến nhất:
Giải pháp trị mụn cám tại nhà
Trị mụn cám bằng cách lột mụn
Hỗn hợp dạng gel sẽ được thoa hoặc đắp trực tiếp lên bề mặt da bị mụn cám. Sau khi lớp keo khô lại sẽ tiến hành bóc lớp keo dán ra, toàn bộ nhân mụn sẽ được loại bỏ.
Tuy nhiên, phương pháp lột mụn không có khả năng loại bỏ mụn ẩn và các loại mụn nằm sâu trong da, dễ gây kích ứng da và không có khả năng ngăn ngừa mụn cám tái phát.
Làm thế nào để trị mụn cám đúng cách bằng phương pháp lột mụn?
- Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt kết hợp với nước hoa hồng.
- Bước 2: Sử dụng toner có hàm lượng AHA<4% giúp làm mềm da.
- Bước 3: Làm nở lỗ chân lông bằng cách xông hơi da mặt với nước nóng.
- Bước 4: Để da mặt khô tự nhiên hoặc thấm khô bằng khăn bông mềm, sau đó dán hoặc thoa hỗn hợp gel lột mụn lên khu vực bị mụn cám.
- Bước 5: Đợi gel khô (chờ từ 3 – 5 phút), sau đó từ từ lột nhẹ từ trái sang phải hoặc ngược lại.
- Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ khu vực da mặt còn dính gel lột mụn.
- Bước 7: Dùng 1 viên đá lạnh, lót vào miếng khăn nhỏ lăn đều toàn bộ khuôn mặt giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Các chị em cũng có thể dùng mặt nạ giấy/nén được làm lạnh.
- Bước 8: Dưỡng ẩm da bằng serum và các sản phẩm dưỡng da khác.
Lưu ý: Nên lột mụn từ từ, tránh lột mạnh có thể gây tổn thương da hoặc chảy máu.
Trị mụn cám bằng lòng trắng trứng
Nghiên cứu đã chỉ ra, lòng trắng trứng có hàm lượng lớn Protein, Vitamin B, Acid amin,… rất tốt cho da, đặc biệt Enzyme Lysozyme trong lòng trắng trứng giúp làm sạch bề mặt da, kiềm nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông và ức chế các vi khuẩn gây mụn, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn cám hiệu quả.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chọn từ 2 – 3 quả trứng gà trơn, không xuất hiện đốm nâu trên vỏ.
- Bước 2: Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt + toner.
- Bước 3: Xông hơi hoặc đắp mặt bằng khăn ấm để lỗ chân lông giãn nở.
- Bước 4: Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng gà, đánh trứng cho đến khi trứng bông lên. Sau đó nhúng mặt nạ giấy vào hỗn hợp vừa tạo và đắp trực tiếp lên khu vực có mụn cám. Thư giãn từ 30 – 45 phút để mặt nạ khô.
- Bước 5: Lột nhẹ mặt nạ theo chiều từ dưới lên để chân mụn dễ được loại bỏ.
- Bước 6: Rửa sạch lại mặt và dùng đá lạnh/nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông ngay tức khắc.
Lưu ý:
- Nên kiên trì áp dụng 1 – 2 lần/tuần.
- Có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như: Nước cốt chanh, mật ong, baking soda,…để tăng hiệu quả trị mụn cám.
Trị mụn cám bằng cám gạo dầu dừa
Theo nghiên cứu, hoạt chất Axit Lauric trong dầu dừa giúp kháng khuẩn, giữ ẩm, tăng sức đề kháng tuyệt vời cho da. Trong khi đó, cám gạo nguyên chất giúp tẩy tế bào chết, dưỡng da và trị mụn hiệu quả. Sự kết hợp của 2 loại “thần dược” này trong việc trị mụn cám là rất đáng để kỳ vọng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn cám gạo và dầu dừa (tỉ lệ 1:1), khuấy đều tới khi tạo thành hỗn hợp có độ sệt vừa đủ.
Bước 2: Sau khi đã vệ sinh da mặt sạch sẽ, đắp trực tiếp hỗn hợp lên khu vực vùng da bị mụn cám, massage nhẹ nhàng và để thư giãn trong 15 – 20 phút.
Bước 3: Rửa mặt sạch sẽ với nước ấm, kết hợp dùng đá lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông vừa được loại bỏ mụn.
Lưu ý: Áp dụng 2 lần/tuần, kiên trì tối thiểu 4 tuần để thấy được hiệu quả cải thiện.
Cách trị mụn cám tại spa, thẩm mỹ viện
Trị mụn cám bằng BHA, AHA
BHA và AHA là 2 tinh chất có khả năng trị mụn cám và mụn ẩn nằm sâu bên trong da rất hiệu quả. Tinh chất sẽ thẩm thấu và tác động trực tiếp tới khu vực nang lông bị bít tắc giúp đẩy nhân mụn ra bên ngoài, thanh lọc da, làm trắng da và giúp chống lão hóa da.
Đối với BHA:
- Da nhạy cảm: Nên chọn sản phẩm có 0.5 – 2% BHA.
- Da dầu và cực dầu: Nên chọn sản phẩm có 2 – 4% BHA.
Đối với AHA:
- Da thường: Nên chọn sản phẩm có 8 – 10% AHA.
- Da khô và da nhạy cảm: Nên chọn sản phẩm có 4 – 8% AHA.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt + nước hoa hồng + toner.
- Bước 2: Thoa AHA/BHA lên bề mặt da, thư giãn từ 5 – 10 phút, sau đó tiến hành bước dưỡng ẩm.
Lưu ý:
- Nên dùng AHA vào buổi tối.
- Không dùng BHA cùng lúc với các sản phẩm có tính acid cao như vitamin C,…
- Có thể kết hợp song song AHA/BHA để trị mụn cám và mụn ẩn sâu trong da. BHA sẽ sinh ra quá trình Purging đẩy chất bẩn, nhân mụn lên bề mặt da, AHA lúc này sẽ đóng vai trò dưỡng ẩm cho da từ sâu bên trong, khắc phục vấn đề thâm, sẹo sau mụn.
Trị mụn cám bằng vi kim sinh học
Vi kim sinh học có khả năng thải độc tố và kiềm dầu cực tốt, được đánh giá là phương pháp trị mụn cám tối ưu hơn phương pháp lăn kim/phi kim hoặc Chemical Peel.
Các vi kim có kích thích siêu nhỏ thẩm thấu sâu lớp biểu bì bên trong da, đẩy độc tố, chân mụn và mụn ẩn lên bề mặt mà không gây nhiều đau đớn.
Cách trị mụn cám bằng thuốc trị mụn
Thuốc trị mụn cám mang đến 1 số tác động cho da như:
- Giúp trị mụn cám, mụn ẩn nằm sâu bên trong da.
- Tiêu viêm, chống nhiễm trùng da do sưng tấy, mẩn đỏ, kích ứng da.
- Ức chế sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn.
Các chị em nên tìm mua các loại thuốc trị mụn cám có chứa một số thành phần như:
Retinoids (Vitamin A): Khắc phục tình trạng bít tắc lỗ chân lông, đẩy cồi mụn ra bên ngoài và ức chế vi khuẩn P.acnes gây viêm nhiễm cho da.
Benzoyl Peroxide: Hoạt chất sẽ phân tách thành oxy sau khi thẩm thấu vào da, tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, đẩy nhân mụn lên bề mặt da, giúp điều trị mụn cám hiệu quả.
Salicylic Acid (BHA): Làm thông thoáng lỗ chân lông, đưa mụn lên bề mặt da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt, an toàn cho da.
Azelaic Acid: Là một Dicarboxylic Acid giúp làm giãn nở vùng nang lông, đẩy mụn lên bề mặt da, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm sưng đỏ cho da, điều trị mụn cám hiệu quả.
CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ NGĂN NGỪA MỤN CÁM
Việc điều trị mụn cám tích cực kết hợp phòng ngừa sẽ hạn chế tới mức thấp nhất sự trở lại của mụn. Một số gạch đầu dòng các chị em cần lưu ý như sau:
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây
- Hạn chế uống các loại nước ngọt, đồ uống có gas, có chứa chất kích thích
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
- Ngủ đủ 7 – tiếng/ngày, hạn chế thức khuya
- Tiến hành các bước skincare hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn.
Với những chia sẻ về cách trị mụn cám phía trên bài viết, Namira hy vọng vấn đề về mụn sẽ không còn là nỗi ám ảnh thường trực của các chị em. Hãy yêu thương chính mình để tự tin tỏa sáng nhé.